Lưới địa kỹ thuật (gọi tắt là lưới địa) là sản phẩm polimer được tạo thành từ các sợi gân dọc và gân ngang sắp xếp vuông gốc với nhau, tạo thành các ô vuông lớn được gọi là các ô “aperture”.
Cấu tạo chủ yếu của lưới địa là từ các nguyên liệu polimer như Polypropylene (PP), high density polyethylene (HDPE) và Polyester (PET), được sử dụng phổ biến trong các công trình giao thông nhằm chống gia cường nền đường hoặc chống trượt bê tông nhựa đường.
Phân loại lưới địa kỹ thuật
Lưới địa được sản xuất gồm ba loại:
1. Lưới địa một trục:
Là loại vật liệu có sức kéo theo hướng dọc máy khoảng 20kN/m – 1200kN/m. Được sản xuất từ polietilen có tỷ trọng cao, HDPE, có sức kéo theo hướng dọc máy, thường để gia cố mái dốc, tường chắn… có khả năng chịu lực theo một phương chính là phương chiều dài cuộn lưới địa, còn phương theo chiều rộng cuộn có cường lực chịu kéo tối thiểu đủ để giúp lưới địa tạo các ô “aperture”.
2. Lưới địa hai trục:
Là loại vật liệu có sức kéo cả hai hướng khoảng 20kN/m – 1200kN/m. Được làm bằng nguyên liệu xpolietilen hoặc polipropilen hoặc cả hai. Ứng dụng của lưới địa hai trục trong thực tế chủ yếu dành cho các công trình nền đường, nền móng công trình,… Lưới địa kỹ thuật 2 trục kết hợp với vải địa kỹ thuật theo hướng ngang máy đem đến hiệu quả cao với sức chịu kéo lớn hơn hướng dọc máy. Lưới địa kỹ thuật hai trục có cường độ chịu lực theo hai phương là như nhau
3. Lưới địa kỹ thuật 3 trục – lưới địa kỹ thuật tenax:
Được làm từ nguyên liệu polypropylene được đóng lỗ và kéo theo ba hướng thẳng, đây có lẽ là lý do nó được gọi là lưới địa kỹ thuật 3 trục – tenax. Ưu điểm của lưới địa kỹ thuật tenax là chiều dày của nó hơn hẳn các vật liệu khác, sức chịu tải tốt, giảm lượng khí thái CO2 đáng kể. Kiểm soát hiệu quả hiện tượng lún lệch cho các công trình.
Ưu điểm của lưới địa kỹ thuật
- Sức chịu kéo lớn không thua kém gì các thanh kim loại.
- Tính cài chặt với vật liệu chung quanh, tạo nên một lớp móng vững chắc, nhất là chống lại sự trượt của đất đắp dùng làm đê đập, tường chắn đất.
- Tính đa năng: hầu như thích hợp với mọi loại đất, đá.
- Tính đơn giản: thi công dễ dàng, không cần máy móc, chỉ hai người là có thể trải lưới.
- Độ bền: ít bị hủy hoại bởi thời tiết, tia tử ngoại, bởi môi trường chung quanh như đất có axít, kiềm, và các chất độc hại khác.
Ứng dụng và lợi ích của lưới địa kỹ thuật:
Ổn định nền móng:
- Giảm độ dày lớp vật liệu sỏi, đá tới 40% mà không giảm chất lượng công trình.
- Giảm khối lượng đào cùng với việc bảo tồn được các nguồn vật liệu tự nhiên.
- Giảm mức độ xáo trộn và khả năng làm yếu các lớp móng đường nhạy cảm.
- Nâng cao độ chặt của lớp vật liệu đắp.
- Tăng vòng đời thiết kế.
- Kiểm soát được các khả năng lún chênh lệch…
Gia cố nền đường nhựa:
- Giảm độ dày lớp nhựa đến 40%.
- Giảm đáng kể hiện tượng nứt mặt đường.
- Giảm hiện tượng lún đến 70%.
- Tăng vòng đời mặt đường.
- Dễ thi công, không tốn thười gian và nhân lực khi thực hiện trải lưới địa kỹ thuật.