Trong đó Yj là cánh tay đòn theo hướng thẳng đứng của mômen đối với tâm mặt trượt nguy hiểm tại điểm j trên đáy nền đắp; MRRj: mô men giữ lớn nhất do cốt tăng cường tại điểm j trên đáy nền đắp; MDj: mô men trượt lớn nhất tại j trên đáy nền đắp (đã được nhân hệ số); MRSj: mô men giữ lớn nhất do đất tạo ra tại điểm j trên đáy nền đắp (đã được nhân hệ số).
Phân tích mặt trượt nhằm tìm Tro, ngoài phương pháp trình bày trên cũng có thể sử dụng phương pháp Bishop và Janbu cải tiến. Để đảm bảo lực Troj có thể có điều kiện phát sinh thì cốt tăng cường phải đủ chiều dài neo bám với đất xung quanh trên toàn bộ cốt tăng cường [15]. Bên trong phạm vi mặt trượt phải bảo đảm điều kiện:
Trong đó
fn là hệ số phá hoại riêng phần; fp : hệ số chịu kéo tuột riêng phần đối với cốt tăng cường; Troj : lực yêu cầu cốt tăng cường phải có trong phạm vi 1m dài nền đắp tại j; ɣ : trọng lượng đơn vị của vật liệu đắp nền; h : chiều cao trung bình vật liệu đắp trong phạm vi chiều dài cốt tăng cường Lj; α’: hệ số tương tác biểu thị liên hệ giữa góc neo bám cốt – đất với tgφ’cv; φ’cv : góc ma sát của vật liệu đắp nền khi có biến dạng lớn trong các điều kiện ứng suất hữu hiệu; cu độ bền cường độ kháng cắt không thoát nước của đất [15, tr 9]; fms : hệ số vật liệu riêng phần; Lj : chiều dài neo bám cần thiết của cốt tăng cường trong phạm vi cung trượt cho 1m dài nền đắp; αbc’: hệ số tương tác biểu thị liên hệ giữa lực dính bám giữa đất và cốt tăng cường với cu. [15], [32], [33],[35],[37]
Nhận xét phương pháp giải tích tính nền đắp gia cường trên đất yếu:
– Phương pháp phân tích là giả thiết mặt trượt tròn, xét trạng thái cân bằng giới hạn. Giả thiết vô số mặt trượt với các hệ số an toàn tương ứng. Cốt Vải địa kỹ thuật gia cường trong nền đắp chỉ được xét đến yếu tố lực căng Tro.
– Nền đắp trên đất yếu và rất yếu có thể gặp trường hợp nền có nhiều lớp đất yếu khác nhau. Giả thiết cung trượt để tính cho bài toán sẽ phức tạp hơn
Nguồn: Luận án tiến sỹ kỹ thuật – Huỳnh Ngọc Hào – Trường ĐH Giao Thông Vận Tải – Hà Nội – tháng 06/2014 – Tailieu.vn