Rọ đá thường có dạng hình khối hay trụ, được đan bằng thép mạ kẽm hoặc thép bọc nhựa PVC bên trong đựng đá hộc; thường dùng trong xây dựng công trình, gia cố mái (kênh, kè, đập), chân bờ, đắp luỹ, chắn sóng xói lở, sạt trượt.
Vậy rọ đá là gì?
Rọ đá là gì: Rọ đá là hệ thống lưới thép mạ kẽm hoặc bọc nhựa pvc được liên kết thành các khối hình học, bên trong đựng đá.
Công dụng của rọ đá
Rọ đá là một trong những sản phẩm địa kỹ thuật được sử dụng vô cùng phổ biến trong các công trình xây dựng liên quan đến địa chất. Với tính ứng dụng cao, rọ đá xuất hiện trong nhiều loại công trình và giữ vai trò khác nhau.
Bảo vệ mái – lòng kênh
Rọ đá dùng để kiểm soát và điều phối dòng chảy qua kênh, khe suối và tránh hiện tượng sạt lở, xói mòn bờ. Có tính đàn hồi và thoát nước cao, rọ đá cho phép sự dịch chuyển của mách nước ngầm tự nhiên, qua thời gian bùn đất sẽ phủ đầy các khoảng trống của rọ đá tạo giúp cho sự phát triển của hệ thực vật và cân bằng môi trường sinh thái.
Bảo vệ đường ô tô
Sử dụng rọ đá neo có khả năng xây dựng tường chắn(tường trọng lực) cao đến 8m ở chân taluy để chống sạt lở, lụt, gia cố nền đất.
Xây đập chắn nước
Một trong những ứng dụng khác của rọ đá là sử dụng trong xây dựng đập lưu nước, kiểm soát điều phối và cải tạo dòng chảy. Bảo vệ cửa xả, cống xả.
Bảo vệ chân cầu, hố móng, cột điện, làm cảnh quan.
Các chủng loại rọ đá phổ biến
Tùy theo mục đích sử dụng, kích thước, vật liệu làm đầy mà người ta gọi rọ đá với nhiều cái tên khác nhau. Thực tế thì các loại này không có sự khác nhau về vật liệu và công nghệ sản xuất. Hiện nay trên thị trường thường có các loại rọ đá như:
Rọ đá (loại phổ biến nhất)
Có thiết kế lưới thép theo khối lập phương, sử dụng trong các công trình dân dụng gần bờ sông.
Rọ đó hình trụ tròn
Thông thường có lèn đá bên trong trong và buộc 02 đầu lại với nhau.
Rọ thảm đá
Có diện tích không quá rộng, và thiết kế tương tự khối lập phương. Thích hợp trong các công trình kè gối đường cao tốc.
Thảm đá
Đây cũng là một loại thường được sử dụng trong các công trình kênh mương, có diện tích lớn. Kích thước: chiều cao tối đa 0,5m – bề rộng: 10x2m, hoặc 10x3m.
Thi công kè rọ đá
Rọ đá neo
Đây là loại cơ bản, kèm theo tấm lưới liền khối với thép giữ giúp cấu trúc công trình không bị sụt lún. Dùng loại rọ đá này, các kỹ sư sẽ chèn thêm một lớp vải địa kỹ thuật bên dưới để tiêu thoát nước, giữ lại đất cát không bị trôi đi tại chân công trình.
Rọ đá hộc
Quy cách thông thường của rọ đá hộc là dài x rộng x cao (VD: 2mx1mx0.5m), giống như rọ đá thông thường. Điểm khác biệt nằm ở phần đá được lèn lấp trong rọ, là đá tảng hay đá hộc có kích thước lớn. Vì vậy mắt lưới của rọ hộc cũng có kích thước D lớn hơn bình thường có thể từ 14cm – 20cm.