7 chức năng đầy đủ nhất của vải địa kỹ thuật (phần 1)

Vải địa kỹ thuật là loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xây dựng: dân dụng, công nghiệp, cầu, đường, đê, đập… các tính chất cơ lý của loại vật liệu này đã được nghiên cứu và hoàn thiện khá đầy đủ trên thế giới và Việt Nam Vải địa kỹ thuật có nhiều chỉ tiêu cơ lý, tuy nhiên tùy thuộc vào mục đích sử dụng ở một kết cấu cụ thể mà ta chỉ cần xem xét một hoặc một số tiêu chí chính để lựa chọn tính toán Vải địa kỹ thuật phù hợp với công trình xây dựng.

CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA VẢI ĐỊA KỸ THUẬT

1. Làm lớp phân cách giữa các lớp vật liệu với nhau (separation)

Vải địa kỹ thuật được làm lớp ngăn cách giữa lớp đệm cát và lớp bùn bên dưới, ngăn cách giữa lớp móng dưới (subbase) và lớp đáy áo đường đắp bằng cát bên trên. Sử dụng Vải địa kỹ thuật trong trường hợp này nhằm tránh tình trạng sau khi đào bỏ một phần đất yếu thay bằng cát, cát sẽ chìm xuống đất yếu (bùn sét) và đất vẫn sẽ trồi lên lẫn vào cát. Lớp “cát – bùn” mới hình thành không thể lu chặt được, làm mất tác dụng của lớp đệm cát ũng tương tự như vậy khi thi công cấp phối đá dăm trên lớp bề mặt đường đắp bằng cát phải có một lớp Vải địa kỹ thuật ngăn cách để không cho các hạt cấp phối đá dăm chui xuống cát và cát hạt cát không trồi lên đá dăm Và như vậy chúng ta mới thi công được cấp phối đá dăm đạt Kyc = 98%.

2. Chức năng gia cường đất yếu (reinforcement)

Đối với nền đắp cao trên nền đất yếu, khi đạt đến một độ cao nào đó nền sẽ bị trượt trồi – trượt toàn khối, trượt cục bộ mái taluy. Để chống lại sự phá hỏng đó, người ta sử dụng Vải địa kỹ thuật để gia cố bằng cách đào bỏ một phần đất yếu rồi rải Vải địa kỹ thuật , đắp cát lên trên, rồi rải tiếp lớp Vải địa kỹ thuật tiếp theo… Vải địa kỹ thuật gia cường còn được sử dụng trong trường hợp nền đất không yếu nhưng nền cần đắp cao. Việc tính toán gia cường Vải địa kỹ thuật bao nhiêu lớp, khoảng cách… được tính toán thiết kế đảm bảo an toàn.

3. Vải địa kỹ thuật làm cốt tường chắn đất (tường chắn cốt mềm)

Trên thế giới, để tăng khả năng đắp đất cho tường chắn có chiều cao lớn, hoặc độ dốc đứng đến 900, người ta đã sử dụng Vải địa kỹ thuật xây dựng nhiều tường chắn vừa đạt yêu cầu về chiều cao đắp tường, độ bền sử dụng và tạo cảnh quan thẩm mỹ nhưng giá thành rẻ hơn từ 25% đến một nửa so với tường bêtông cốt thép.

Nguồn: Luận án tiến sỹ kỹ thuật – Huỳnh Ngọc Hào – Trường ĐH Giao Thông Vận Tải – Hà Nội – tháng 06/2014 – Tailieu.vn