Sự khác nhau của vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt

Có rất nhiếu sự tương đồng và khác biệt giữa vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cách nhìn rõ hơn về hai loại vải địa kỹ thuật này.

Sự giống nhau giữa vải địa kỹ thuật dệt và không dệt

  • Thành phần hóa học, nguyên liệu: cùng làm từ sợi PP hoặc PE nguyên sinh và ở Việt Nam có thể sản xuất được.
  • Đều là vật liệu kỹ thuật.
  • Mục đích sử dụng: cùng sử dụng trong lĩnh vực xử lý nền đất yếu, cầu đường.
  • Cùng có tính năng gia cường, phân cách nền đất yếu, khả năng kháng UV, tia cực tím bền môi trường tốt như nhau.

Sự khác nhau giữa vải địa kỹ thuật dệt và không dệt

VẢI ĐỊA KỸ THUẬT KHÔNG DỆT

1. Cơ lý:+ Lực kéo đứt thường 30KN/m trở xuống.

+ Độ giảm dài: >=40% khi bị kéo đứt so với kích thước ban đầu của vải.

+ Kích thước lỗ gần như là đồng đều, khít lại có khả năng thoát nước cao theo chiều dọc và chiều ngang.

2. Công nghệ sản xuất:

+ Công nghệ gia nhiệt hoặc công nghệ xuyên kim.

3. Màu sắc và hình dạng:

+  có màu trắng, màu xám tro.

+ Gồm các sợi vải liên tục hoặc không liên tục liên kết với nhau một cách ngẫu nhiên.

4. Ứng dụng:

+ Dùng để lọc nước.

+ Sử dụng làm lớp phân cách nền đất.

+ Dùng với mục đích gia cường cho các công trình ở mức tương đối

+ Hay dùng ở lớp phân cách.

+ Thường dùng cho công trình kè, đường.

5. Giá thành:

+ Nếu cùng cường lực thì vải địa kỹ thuật không dệt có giá thành cao hơn.

6. Độ phổ biến:

+ Vải địa kỹ thuật không dệt được sử dụng phổ biến hơn vì vừa có tính năng gia cường, lọc nước, phân cách.

+ Các loại vải địa kỹ thuật không dệt hiện có ở thị trường Việt Nam:

– Khối lượng đơn vị trên một m2 bé hơn vải địa kỹ thuật dệt.

– Quy cách khổ chuẩn thường là 4 mét.

Vải địa kỹ thuật không dệt của Thái Châu

VẢI ĐỊA KỸ THUẬT DỆT

1. Cơ lý:+ Thường từ 25KN/m trở lên.

+ Độ giảm dài: >=40% khi bị kéo đứt so với kích thước ban đầu của vải.

+ Kích thước lỗ: vải dễ bị xê dịch khi bị tác động lực xiêng ngang, không thẳng đứng, không có tính năng thoát nước.

2. Công nghệ sản xuất:

+ Công nghệ dệt vải: Vải địa kỹ thuật dệt PP và vải địa kỹ thuật dệt cường lực cao.

3. Màu sắc và hình dạng:

+ Màu đen, màu trắng

+ gồm các sợi vải được đan xen một cách có trật tự theo hai chiều phương dọc và phương ngang.

4. Ứng dụng:

+ Không sử dụng với mục đích lọc nước.

+ Ít khi sử dụng làm lớp phân cách nền đất.

+ Dùng chủ yếu với mục đích gia cường cho nền đất.

+ Hay dùng với lớp trên để thể hiện tính năng gia cường.

+ Dùng ở các đầu cầu, bến cảng.

5. Giá thành:

+ Nếu cùng cường lực thì giá thành vải địa kỹ thuật dệt có giá rẻ hơn.

6. Độ phổ biến:

+ ít được sử dụng hơn, chủ yếu sử dụng ở các công trình trọng điểm, cầu cảng, dự án đường lớn, kè quan trọng.

+ Các loại vải kỹ thuật dệt hiện có ở thị trường Việt Nam:  Vải địa kỹ thuật Hàn quốc, Trung quốc.

– Khối lượng đơn vị trên một m2 lớn hơn vải địa kỹ thuật không dệt.

– Quy cách khổ chuẩn thường là 3.5 mét.

Vải địa kỹ thuật dệt của Thái Châu